Sau khi chẩn đoán cha mẹ cần sáng suốt lựa chọn môi trường, thời gian can thiệp cho con. Tương lai của con hoàn toàn phụ thuộc vào cha mẹ, nếu cha mẹ quyết định đúng con sẽ có một tương lai tốt, cánh cửa cuộc đời sẽ mở ra đối với con.
Khi bạn bắt đầu đào sâu vào các tài liệu về phương pháp điều trị chứng tự kỷ, cha mẹ sẽ tìm thấy nhiều phương pháp. Đâu là phương pháp điều trị "tốt nhất"? Các chuyên gia can thiệp sớm sẽ cho cha mẹ biết thêm và hơn nữa, nhu cầu của mỗi trẻ là khác nhau. Các phương thức điều trị được mô tả trong bài viết này là trong số những liệu pháp được biết đến nhiều nhất, đã được nghiên cứu tốt nhất và có khả năng tạo ra kết quả tích cực.
1. Ứng dụng Phân tích hành vi (ABA- Applied Behavioral Analysis )
Phân tích hành vi ứng dụng (ABA) là pp điều trị lâu đời nhất và được nghiên cứu đầy đủ nhất, phát triển đặc biệt cho chứng tự kỷ. ABA là một hệ thống đào tạo rất chuyên sâu dựa trên phần thưởng để tập trung vào giảng dạy các kỹ năng cụ thể. Nếu có bất kỳ liệu pháp điều trị chứng tự kỷ-cụ thể được cung cấp bởi nhà trường của bạn và / hoặc thuộc phạm vi bảo hiểm của bạn, có lẽ đây là một pp được hỗ trợ (** cập nhật ABA/VB).
2. Liệu pháp ngôn ngữ (Speech Therapy).
Hầu hết những người có chứng tự kỷ gặp vấn đề với lời nói và ngôn ngữ. Đôi khi tình trạng này là hiển nhiên; nhiều người với chứng tự kỷ không nói được hoặc sử dụng ngôn từ rất kém. Đôi khi, có vấn đề liên quan không do phát âm, ngữ pháp mà là "ngữ dụng của lời nói" (sử dụng ngôn từ để xây dựng các mối quan hệ xã hội). Mặc dù trên bình diện chung, lời nói và ngôn ngữ trị liệu là có thể sẽ hữu ích cho những người mắc chứng tự kỷ.
3. Trị liệu về vận động (Occupational Therapy).
Liệu pháp này tập trung vào xây dựng các kỹ năng sống hàng ngày. Do nhiều người mắc chứng tự kỷ có sự chậm phát triển kỹ năng vận động, Liệu Pháp vận động có thể rất quan trọng. Chuyên viên Trị liệu cũng có thể dùng bài huấn luyện để điều trị chức năng tích hợp cảm giác - một kỹ thuật có thể giúp những người mắc chứng tự kỷ quen dần với việc quá nhạy cảm với âm thanh, ánh sáng, và vấn đề do xúc giác .
4. Trị liệu Kỹ năng xã hội (Social Skills Therapy).
Một trong những "suy kém cốt lõi" của chứng tự kỷ là thiếu kỹ năng xã hội và giao tiếp. Nhiều trẻ em bị chứng tự kỷ cần giúp đỡ trong việc xây dựng các kỹ năng cần thiết để tổ chức một cuộc trò chuyện, kết nối với một người bạn mới, hoặc thậm chí làm quản trò các sân chơi. Kỹ năng xã hội trị liệu có thể giúp thiết lập và tạo điều kiện thuận lợi cho tương tác xã hội dựa trên giao hữu với bạn bè cùng trang lứa.
5. Vật lý trị liệu (Physical Therapy).
Tự kỷ là một "trì hoãn phát triển lan tỏa". Nhiều người mắc chứng tự kỷ bị chậm phát triển về vận động thô, và một số bị trương lực cơ thấp ( bị yếu một cách bất thường ). Vật lý trị liệu có thể xây dựng sức mạnh, sự phối hợp, và kỹ năng cơ bản các môn thể thao .
6. Liệu pháp trò chơi (Play Therapy).
Thật lạ lùng khi nghe điều này, trẻ tự kỷ cần được giúp _học cách để chơi. Và chơi cũng có thể xem như là một công cụ để xây dựng nên lời nói, giao tiếp, và kỹ năng xã hội. Liệu pháp trò chơi có thể được đào tạo đặc biệt với kỹ thuật điều trị như _Floortime hoặc trò chơi có tổ chức- hoặc họ có thể kết hợp liệu pháp trò chơi trong các liệu pháp để điều trị khác: lời nói, vận động hoặc vật lý trị liệu.
7.Trị liệu hành vi (Behavior Therapy)
Trẻ em mắc chứng tự kỷ thường cảm thấy thất vọng. Họ mắc phải những hiểu lầm, có khó khăn để giao tiếp cho nhu cầu của họ, bị quá mẫn cảm với ánh sáng, âm thanh và va chạm vào da (xúc giác) ...đôi khi không có gì ngạc nhiên về hành động của họ ! Chuyên viên Trị liệu hành vi được đào tạo để tìm ra những gì nằm đằng sau hành vi tiêu cực, và đề nghị thay đổi môi trường và thói quen để cải thiện hành vi.
8. Các Liệu pháp Phát Triển ( Developmental Therapies).
Floortime, Son-rise, và Can thiệp Phát triển mối quan hệ (RDI- Relationship Development Intervention) tất cả được coi là "phương pháp điều trị phát triển." Điều này có nghĩa là họ xây dựng từ hứng thú, thế mạnh của chính đứa trẻ và mức độ phát triển để tăng cảm xúc, khả năng xã hội và trí tuệ. Phương pháp điều trị phát triển thường trái ngược với phương pháp trị liệu hành vi, tốt nhất được sử dụng để dạy cho đứa trẻ các kỹ năng cụ thể như : buộc giày, đánh răng, vv...
9. Các liệu pháp dựa vào trực quan (Visually-Based Therapies) .
Nhiều người mắc chứng tự kỷ là những nhà tư tưởng/thị giác. Một số người tiếp nhận rất tốt với các hệ thống giao tiếp dựa trên hình ảnh như Pécs (Picture Exchange Communication). Mô hìnhVideo , trò chơi video và hệ thống thông tin giao tiếp điện tử cũng dựa vào thế mạnh tiếp thụ hình ảnh của những người tự kỷ để xây dựng các kỹ năng xã hội và giao tiếp.
10. Những liệu pháp Y sinh học ( Biomedical Therapies).
Phương pháp điều trị y sinh học có thể bao gồm dược phẩm, nhưng thường xuyên nhất phương pháp điều trị y sinh học cho chứng tự kỷ dựa trên the Defeat Autism Now! (DAN!) với tiếp cận điều trị chứng tự kỷ. Các bác sĩ được đào tạo trong DAN! "Giao thức" quy định các chế độ ăn đặc biệt, bổ sung, và phương pháp điều trị thay thế. Những phương pháp điều trị đã không được FDA hoặc CDC chấp thuận ; tuy nhiên, có rất nhiều giai thoại nói về kết quả điều trị là tích cực.
Bạn tham khảo ý kiến một thực hành viên DAN!, chắc chắn ông ta là một bác sĩ có chứng nhận . Bạn cũng có thể xem nhanh theo danh sách các bác sĩ.
10 điều trẻ Tự Kỷ mong muốn cha mẹ và Gv hiểu về các em
1. Hành vi của con là sự giao tiếp. Tất cả các hành vi của con xuất hiện vì một lý do. Nó cho cha mẹ và thầy cô biết, thậm chí khi không diễn tả bằng lời được, làm cách nào con có thể cảm nhận những gì xảy ra xung quanh con và cả những hành vi tiêu cực cản trở vào tiến trình học tập của con. Nhưng chỉ đơn thuần cắt những hành vi này là chưa đủ, xin hãy dạy con cách thức hoán đổi những hành vi tiêu cực đó với những hành vi thay thế thích hợp hơn để việc học thực sự có thể diễn ra.
Khởi sự bằng việc tin vào điều này: Con thực sự muốn học cách tương tác thích hợp. Không một trẻ nào lại muốn một phản ứng tiêu cực từ các bậc phụ huynh đối với những hành vi xấu của con trẻ. Hành vi tiêu cực luôn có nghĩa là Con đang bị choáng ngợp bởi Hệ thống cảm giác của con bị rối loạn, nó không thể truyển tải những nhu cầu và ước muốn của con, hay là không thể hiểu được con mong đợi điều gì. Hãy nhìn sâu hơn, xa hơn vào hành vi để tìm ra nguồn gốc của sự chống đối. Hãy ghi chú những gì xảy ra ngay trước khi hành vi của con diễn ra : mọi người liên hệ, thời gian trong ngày, hoạt động, thiết lập… Với thời gian, bố mẹ sẽ có được một bảng tổng hợp.
2. Đừng bao giờ giả thiết điều gì. Nếu không có những sự kiện cụ thể, một sự giả định chỉ là một sự phỏng đoán mà thôi. Con sẽ không biết được hay không hiểu được những quy luật. Con có thể đã nghe được những hướng dẫn, yêu cầu, nhưng con không hiểu chúng. Có thể con đã biết nó từ hôm qua, nhưng con không thể gọi nó lên được ngày hôm nay.
Xin bố mẹ và thầy cô hãy hỏi chính mình:
Bố mẹ có chắc chắn là con có thực sự hiểu được cách thực thi những yêu cầu bố mẹ và các cô yêu cầu con làm không ? Nếu bỗng nhiên con muốn chạy vào phòng tắm mỗi khi bị yêu cầu làm một trang giấy những bài toán, có thể con không biết làm cách nào hay con sợ những nỗ lực của con sẽ không đủ tốt. Hãy đi cùng con qua việc lặp lại cho đến khi con cảm thấy mình đủ sức thực thi cách độc lập. Con cần nhiều sự luyện tập hơn những trẻ khác để có thể thành công trong một nhiệm vụ nào đó .
Bố mẹ và các thầy cố có chắc chắn là con đã biết các quy luật chưa ? Con có hiểu lý do cho những quy luật đó không (lý do an toàn, kinh tế hay sức khoẻ) ? Con đã phá vỡ những quy tắc vì có nguyên nhân tiềm ẩn chăng ?
Có thể con nhanh chóng lẳng mấy đồ ăn nhẹ khỏi túi đựng đồ ăn vì con lo lắng về việc phải hoàn thành các bài học, con đã không ăn sáng và giờ thì con đói lả.
3. Xin cha mẹ hãy nhìn vào các vấn đề về cảm giác trước. Rất nhiều hành vi chống đối của con xuất phát từ sự không thoải mái về cảm giác. Một ví dụ là ánh sáng đèn neon, nó đã liên tục chiếu lên con có thể là một vấn đề chính đối với trẻ như con. Tiếng kêu o-o mà cái đèn đó tạo ra rất bực mình đối với thính giác quá sức nhạy cảm của con, và những sự rung động tự nhiên của ánh sáng đèn có thể làm méo mó những sự cảm nhận thị giác, làm cho các đồ vật trong phòng xuất hiện trong sự chuyển động liên tục. Một đèn với ánh sấng chói trên bàn của con sẽ giảm sự bập bùng của ánh đèn neon. Hay có thể là con cần ngồi cạnh bố mẹ; con không hiểu bố mẹ đang nói gì vì có quá nhiều tiếng ồn “ở giữa”- tiếng máy, tiếng xe, tiếng còi bên ngoài cửa sổ, tiếng ghế xô, tiếng sột soạt của giấy tờ hay ny-lông …
Xin bố mẹ hãy hỏi những chuyên viên trị liệu nghề nghiệp để có những ý tưởng thân thiện đối với vấn đề cảm giác để có thể thu xếp được cho con một lớp học ổn định. Thực ra nó là rất tốt cho mọi trẻ, chứ không gì riêng con.
4. Hãy cho con có một chút giải lao để con có thể tự điều chỉnh bản thân trước khi con cần nó. Một góc yên tĩnh, được trải thảm trong phòng với vài cái gối, những quyển sách và tai nghe để cho con một khoảng trống để có thể tái tổ chức, tái nhóm khi con cảm thấy choáng ngợp, nhưng không quá xa để di chuyển. Nếu quá xa, con sẽ khó có thể tái tham gia các hoạt động theo nhóm cách suôn sẻ.
5. Hãy cho con biết cha mẹ muốn con làm gì một cách chủ động hơn là cách thụ động. “Con đã làm bừa bãi trong phòng vệ sinh thế kia à !” đơn thuần là một lời tuyên bố về một thực tại đối với con. Con không thể suy luận ra điều mà cha mẹ thực sự muốn con làm gì. Đừng buộc con phải đoán hay phải hình dung con sẽ phải làm gì.
6. Xin cha mẹ hãy giữ những kỳ vọng đối với con trong chừng mực hợp lý.Đừng quá tham vọng, đừng quá nhìn xa để rồi ép buộc con, nhồi nhét con học mà không để ý đến những nhu cầu cũng như cảm xúc hay niềm vui trong học tập của con.
7. Xin hãy giúp con chuyển đổi giữa các hoạt động. Con sẽ phải mất nhiều thời gian hơn để hoạch định vận động từ hoạt động này sang hoạt động khác. Hãy cho con khoảng 5 phút thông báo xa trước và khoảng 2 phút thông báo để chuẩn bị gần cho việc chuyển đổi các hoạt động và mỗi khi kết thúc hoạt động nào đó, xin cho con thêm một vài phút . Một chiếc đồng hồ đơn giản trên bàn của con sẽ cho con sự chỉ dẫn trực quan để con có thể biết mà chuyển sang các hoạt động khác và xin giúp con để con có thể giải quyết sự chuyển đổi đó cách độc lập.
8. Xin cha mẹ và thầy cô đừng làm cho những tình huống xấu trở nên tồi tệ hơn. Con biết rằng thậm chí bố mẹ và thầy cô là những người lớn trưởng thành, thì đôi khi chính bố mẹ và thầy cô cũng đưa ra những quyết định tồi tệ trong những giây phúc căng thẳng và nóng bỏng. Con thực lòng không muốn đốt chảy mọi thứ, không muốn thể hiện sự cáu giận ra bên ngoài hay cách nào đó làm tung lớp học lên. Bố mẹ và thầy cô có thể giúp con vượt qua những vấn đề đó nhanh chóng hơn bằng cách không phản ứng lại với con bằng thái độ hay hành vi đầy lửa tức giận của chính bản thân. Những sự hồi đáp như vậy làm cho mọi sự trở nên tồi tệ thêm, thay vì giải quyết một sự khủng hoảng như :
- Sự lên giọng hay nói to tiếng của mọi người. Con nghe thấy tiếng la hét và inh tai, chứ không nghe thấy các từ.
- Sự chế nhạo hay nhại lại con. Sự châm chọc, lăng nhục sẽ không làm con ngượng và thoát ra khỏi cái hành vi đang có.
- Đưa ra những lời kết tội vô căn cứ.
- Đem so sánh con với anh chị em hay các bạn cùng trang lứa khác.
- Gợi lại những sự kiện trước đây hay những sự kiện không liên quan.
- Liệt con vào một hạng, loại người như nhau (những đứa trẻ như mày thì vô tích sự như nhau thôi !)
9. Xin hãy phê bình cách tế nhị. Phải chăng không nên bao giờ sửa dạy con? Tất nhiên là có. Phải sửa dạy, nhưng xin làm việc đó một cách nhân từ để con có thể thực sự nghe bố mẹ và thầy cô. Xin, xin đừng bao giờ, đừng bao giờ áp đặt một quy luật hay một sự sửa dạy khi mà con đang cáu giận, điên cuồng, quẫn trí hay bị quá kích động, quá khép kín, quá lo lắng hay ngược lại, về mặt tình cảm không thể tương tác với bố mẹ hay thầy cô.
Một lần nữa, xin nhớ là con sẽ phản ứng nhiều, nếu không muốn nói là hơn, tương xứng mức giọng nói của bố mẹ hay thầy cô hơn là phản ứng đối với công việc thực sự đang làm. Con sẽ nghe thấy tiếng la hét và sự bực mình của bố mẹ hay thầy cô, nhưng con sẽ không hiểu những từ mà bố mẹ hay thầy cô nói ra và do đó, con sẽ không thể hình dung ra con Đã làm sai điều gì. Xin hãy nói với cung giọng nhẹ nhàng và với mức độ trương cơ lực và ngôn ngữ cơ thể nhẹ nhàng để cha mẹ và thầy cô có thể giao tiếp với con ở mức độ của con chịu đựng được, chứ không phải là mức gay gắt với con.
Xin giúp con hiểu những hành vi không thích hợp trong cách thế nâng đỡ để giải quyết vấn đề hơn là những hình phạt hay chửi mắng con. Xin giúp con gìm xuống những cảm xúc làm cho hành vi của con nổi lên. Con có thể nói là con đã cáu giận, nhưng có thể là con đã quá sợ, quá bực mình, quá buồn ….Phạm vi vượt ra bên ngoài sự hồi đáp đầu tiên của con.
Luyện tập hay chơi trò luân phiên, hãy cho con một cách tốt hơn để giải quết các tình huống trong lần tới. Một bảng giao tiếp, tuyển tranh ảnh, hay câu chuyện xã hội sẽ giúp được con. Con mong đợi những trò chơi luân phiên nhiều hơn. Sẽ không thể có một lần là sửa được. Và khi con đã biết cách làm tốt một lần, xin cho con biết để con có thể làm tốt những lần tới. Sẽ giúp cho con rất nhiều nếu như chính bố mẹ hay thầy cô làm mẫu cho con hành vi thích hợp cho sự hồi đáp đối với những sự chỉ trích.
10. Hãy cho con có sự lựa chọn thực sự và và chỉ sự lựa chọn thực sự mà thôi. Đừng cho con sự lựa chọn hay là hỏi con câu hỏi như “Con có muốn….. không ? ” Nếu làm vậy, xin hãy chấp nhận câu trả lời là “Không” từ nơi con. “Không ” có thể là câu trả lời chân thực nhất cho câu hỏi “Con có muốn đọc to lên bây giờ không ? ” hay “Con có muốn vẽ cùng Nam không ? ” Thật là khó cho con để có thể tin tưởng bố mẹ hay thầy cô khi mà những sự lựa chọn lại không phải là lựa chọn chút nào.
Cha mẹ mặc nhiên là có con số những sự lựa chọn hết sức lớn dựa trên những nền tảng hoạt động của 1 ngày, cha mẹ liên tục chọn 1 ý kiến này mà không chọn những ý kiến khác, và cha mẹ đều có thể lựa chọn và qua đó cha mẹ kiểm soát cuộc sống và tương lai của cha mẹ. Còn đối với con, những sự lựa chọn là rất hãn hữu, đó là lý do tại sao có thể rất khó để con cảm thấy tự tin về chính bản thân. Cung cấp cho con sự lựa chọn thường xuyên, giúp con trở nên tham dự cách tích cực và chủ động vào sinh hoạt hằng ngày hơn.
Bất cứ khi nào có thể, xin hãy cho con sự lựa chọn trong phạm vi “Có-Muốn-Thích”. Thay vì nói : “Con hãy viết tên và ngày tháng vào đầu trang giấy đi.”, xin hãy nói “Con có muốn viết tên con trước, hay con muốn viết ngày tháng trước ?” hay là “Con muốn viết cái nào trước, con số hay chữ ? ” và tiếp đó là chỉ cho con “Con có nhìn thấy bạn Lan viết tên của bạn ấy trên giấy không ?” hay “Con có nhìn thấy, các bạn con trong băng Video đang viết trên giấy thế nào không ?” . hay “ Con có nhớ…… ? ”
Việc cho con có sự lựa chọn sẽ giúp con học những hành vi thích ứng, nhưng con cũng cần phải hiểu rằng có những lần cha mẹ không cung cấp cho con sự lựa chọn. Khi điều này xảy ra, con sẽ không bị cáu giận nếu con hiểu lý do tại sao:
- “Cha mẹ không cho con sự lựa chọn trong tình huống này vì nó nguy hiểm. Con sẽ có thể bị thương đấy.”
- “Cha mẹ không thể cho con sự lựa chọn đó vì nó có hại cho anh, em của con hay bạn khác”.
- “Cha mẹ cho con nhiều sự lựa chọn nhưng lần này, con cần phải thực hiện sự lựa chọn như người lớn.”
Lời cuối cùng: Tin tưởng. ông chủ hãng xe FORD của Mỹ có nói : “hoặc bạn nghĩ bạn có thể hoặc bạn nghĩ bạn không thể, bạn luôn đúng.”
Xin hãy tin tưởng là cha mẹ có thể làm được nhiều điều cho con để con thay đổi. Điều đó đòi hỏi phải có quá trình điều chỉnh và thích nghi, nhưng tự kỷ là một dạng khuyết tật “Không hồi kết”. Sẽ không có những giới hạn trần cố định trong những thành tựu sẽ đạt được. Con có thể cảm nhận ở tầm mức xa hơn là con có thể diễn tả bằng ngôn từ và có một thứ nằm ở vị trí số 1 mà con có thể cảm thấy là cha mẹ hay thầy cô nghĩ con “có thể làm được điều đó” hay không. Hãy hy vọng nhiều hơn nữa và cha mẹ thầy cô sẽ có được nhiều hơn. Hãy khuyến khích con hết khả năng mà con có thể để con có thể tham dự vào các hoạt động và giờ học cho đến chừng nào kết thúc buổi học, giờ học.
LỖI TẠI CÁI TI VI? trẻ mắc Tự kỷ
Dù không có một chứng cứ xác đáng, rõ rệt nào để khẳng định nguyên nhân cho chứng tự kỷ, không ít người tự đổ lỗi cho cái TV-Làm cho trẻ em mắc chứng tự kỷ!
Trẻ mắc chứng tự kỷ lỗi tại cái TV (?!).
Mặc dù có người luôn biện luận cho sự hiểu biết của mình về các liệu pháp điều trị tự kỷ-phải có bằng chứng khoa học. Tuy nhiên, để khẳng định đâu là chứng cứ khoa học cho những liệu pháp luôn là- tương đối và nhiều tranh cãi. Dù không có một chứng cứ xác đáng, rõ rệt nào để khẳng định nguyên nhân cho chứng tự kỷ, không ít người tự đổ lỗi cho cái TV-Làm cho trẻ em mắc chứng tự kỷ!
Suy cho cùng, TV cũng không có lỗi gì. Điều chúng ta quan tâm, có lẽ là, lợi ích gì từ chương trình TV có thể mang đến cho đứa trẻ cho dù là trẻ bình thường hay mắc chứng tự kỷ ?
Lisa là tác giả chuyên viết về AUTISM cho about.com chia sẻ những kinh nghiệm cá nhân và góc nhìn của bà về vấn đề này, điều phụ huynh thường quan tâm.
10 Lý Do Cho Phép Trẻ Tự kỷ Xem Video & TV.
Lisa Jo Rudy
Sự thật là trẻ em tự kỷ cần nhiều liệu pháp với sự tương tác. Trong thực tế, nhiều chuyên gia trị liệu khuyên bạn nên dành một số giờ/ngày cho trị liệu - thường được cung cấp bởi cha mẹ. TV và video thì không tương tác ...có nghĩa là họ đang cấm các bậc cha mẹ với trẻ em mắc chứng tự kỷ? Trên thực tế, truyền hình và video với số lượng hạn chế và cẩn thận chọn lựa thực sự có thể cũng là một lợi ích cho cha mẹ và trẻ em mắc chứng tự kỷ!
1. Nghiên cứu cho thấy rằng trẻ em tự kỷ học từ Videos.
Các nhà nghiên cứu đã nhìn vào sức mạnh của mô hình video cho trẻ em mắc chứng tự kỷ. Họ đã phát hiện ra rằng video, có thể được xem qua và hơn nữa, thực sự là những công cụ mạnh mẽ cho giảng dạy các kỹ năng , khái niệm, và ngay cả phản ứng với cảm xúc. Một số mô hình video đã được chứng minh là có hiệu quả để giảng dạy kỹ năng sống như đánh răng,buộc giày và nhiều hơn nữa!
2.Lựa chọn cẩn thận chương trình TV có thể giúp trẻ em của bạn kết nối với bè bạn của chúng.
Trẻ tự kỷ là đủ mang phong cách riêng mà không bị phủ nhận những ngôn ngữ phổ biến bởi văn hoá của truyền hình. Ngay cả nếu con bạn bị tự kỷ không hoàn toàn nắm bắt sự hài hước của Spongebob, hiểu biết của chúng theo những nhân vật và các thiết lập sẽ cung cấp cho anh ta công cụ tốt hơn để kết nối với các bạn bè của mình.
3. TV và video có thể cung cấp cho cha mẹ và trẻ em với một tiếng nói chung.
Khi bạn và con xem video hoặc TV với nhau, bạn có thể thiết lập một ngôn ngữ biểu tượng chung . Đó là ngôn ngữ có thể cung cấp cơ sở để chia sẻ trò chơi giàu trí tưởng tượng . Con trai của chúng tôi trở nên thích thú với một video Pooh cụ thể, và nó đã dẫn đến cuộc trò chuyện thực sự có ý nghĩa, vai trò chơi, vẽ, thậm chí múa rối.
4. TV và Video có thể mở ra thế giới cho con của bạn.
Nhiều trẻ em tự kỷ bị mê hoặc bởi động vật, xe lửa, hay các mặt khác của thế giới thực. Chương trình TV và video được lựa chọn , chẳng hạn như Animal Planet và các đoạn video Eye Witness có thể xây dựng trên những điều lý thú. Bước tiếp theo: một chuyến đi đưa trẻ đến vườn thú để xem cá sấu thực sự, một chuyến đi đào luyện thực tế cuộc sống, hoặc chỉ cần tiếp cận một cửa hàng vật nuôi.
5. TV và Video có thể tạo một liên kết giữa các thế giới nội tâm và bên ngoài
Ở tuổi lên ba, ngôn ngữ của con trai của chúng tôi bao gồm chủ yếu là các kịch bản ghi nhớ. Một số những kịch bản đến từ một chương trình truyền hình Canada được gọi là Theodore Tugboat nói về các tàu thuyền trong bến cảng. Chúng tôi đã có không biết bao nhiêu điều trẻ đã học được từ chương trình cho đến khi chúng tôi đi đến một bến cảng thực sự, nơi đứa con ba tuổi của chúng tôi nghiên cứu thực sự chỉ ra một cách chính xác tàu , tàu container, tàu kéo và nhiều hơn nữa!
6. TV Cung cấp một thời gian nghỉ ngơi rất cần thiết cho phụ huynh
Thật dễ cảm thấy tội lỗi vì cắm cổ đứa trẻ tự kỷ của bạn ở trước TV. Mặc dù sự thật là, không ai có thể được thể chất và cảm xúc có sẵn tất cả các ngày, mỗi ngày. Ngay cả cha mẹ của trẻ em nhu cầu đặc biệt cần nghỉ ngơi. Và cẩn thận lựa chọn truyền hình hoặc video, được cung cấp một cách có cấu trúc và giới hạn, có thể mang đến cuộc sống lành mạnh.
7. TV và Video có thể xây dựng mối quan hệ cha mẹ-trẻ em
Thậm chí nếu bạn không chủ động tham gia với nhau theo một cách điều trị, bạn có thể âu yếm con bạn trên chiếc ghế dài. Những khoảnh khắc yên tĩnh, thể chất thân mật với nhau đầy ý nghĩa có thể chỉ là tạo phát triển cho trẻ như chơi tương tác năng lượng cao.
8. TV và Video có thể kích thích các ý tưởng cho trị liệu
Nếu bạn là cha mẹ- người thực hành phương pháp điều trị phát triển như floortime, RDI hoặc Son-Rise, chỉ đơn giản là bạn có thể nảy ra các ý tưởng sáng tạo. Và rất thường xuyên, trẻ em bị tự kỷ không có nhiều giúp đỡ trong những bộ phận đó. TV và Video có thể kích thích trí tưởng tượng của bạn với những hình ảnh mới, ý tưởng và kịch bản.
9. Trẻ tự kỷ rất thích thú chương trình TV- nói đến quảng cáo hàng hoá và Games.
Trẻ em bình thường có thể trở nên mệt mỏi một cách nhanh chóng của các đồ chơi Sesame Street(ghép hình khối). Tuy nhiên, trẻ tự kỷ có nhiều khả năng tìm thấy thực sự thoải mái và niềm vui trong những trò chơi có liên quan đến video yêu thích của họ. Và những đồ chơi có thể trở thành một nguồn tuyệt vời để điều trị- theo liệu pháp- chơi . Vì vậy, có thể một số các trò chơi video liên quan đến chương trình truyền hình PBS. Trong thực tế, các trang web Arthur bao gồm một trò chơi yêu cầu trẻ em để kết nối các biểu hiện trên khuôn mặt với các sự kiện của câu chuyện!
10.Giảng dạy trực quan và Thính giác là điều lý tưởng cho các trẻ em tự kỷ.
Những người tự kỷ thường học tốt nhất với đôi mắt và đôi tai của mình, trong khi bằng chữ nghĩa có thể không thấm .Con trai của chúng tôi chơi clarinet, nhưng khó để anh ta chơi bất cứ điều gì mới. Và, cho đến khi Disney sô - Einstein nhỏ giới thiệu : Mozart Eine Kleine Nacht Musik. Bây giờ, anh ta chơi như một whiz! Cũng vậy với Pink Panther: chúng tôi cho thấy các hình ảnh động từ đầu của bộ phim Pink Panther, bây giờ nó có thể chơi các đoạn với nhịp điệu và giai điệu.
Nguồn: BLOGtrungnguyen