Hãy sắp xếp thời gian và tài liệu trước vì một khi đã bắt đầy bạn sẽ phải thực hiện liên tục và kiên trì. Một chương trình học vừa phải, vui vẻ và liên tục sẽ thành công hơn nhiều so với chương trình học được kỳ vọng thái quá ban đầu, dần dần sẽ làm người mẹ nản khiến cho các buổi học luôn bị gián đoạn. Hôm thì chơi, hôm không thực sự không hiệu quả. Nhìn thẻ liên tục và nhanh là điều rất quan trọng để nhớ các dot. Trẻ rất thích học kiến thức từ thực tế và các bài học nên được lặp lại hàng ngày.
Tuy nhiên, đôi khi cũng phải dẹp việc học sang 1 bên trong vài ngày. Chuyện này cùng không phải to tát miễn là việc này không xảy ra thường suyên. Thi thoảng cũng cần phải dẹp việc học toán sang 1 bên trong vài tuần hay vài tháng. Ví dụ: sinh thêm bé, đi du lịch, … trong thoài gian này tốt nhất là hoàn toàn không đụng đến việc dạy toán cho bé. Dùng thời gian đó dạy bé toán liên quan đến cuộc sống hàng ngày, ví dụ : có bao nhiêu ngón tay/ bàn tay, bao nhiêu hoa trong bình, bao nhiêu bậc thang…
Đừng cố dạy bé học dot card nửa vời trong thời gian này, không tốt cho cả bạn và bé. Khi nào sẵn sàng, hãy trở lại dạy bé một cách liên tục, hãy bắt đầu dạy lại đúng đoạn bạn đã dừng, đừng quay lại dạy từ đầu.
Kiểm tra
Dạy bé nghĩa là bạn đưa đến cho bé thong tin như một món quà còn kiểm tra chính là đòi lại món quà đó
Dạy chính là một quá trình tự nhiên, thoải mái- kiểm tra là sự khó chịu và đáng ghét
Dạy bé, đừng kiểm tra
Chúng ta sẽ bàn đến việc kiểm tra và việc làm toán trong chương 10
Chuẩn bị tài liệu
Tài liệu dạy bé rất đơn giản.
1. Chuẩn bị các tấm bìa màu trắng hình vuông 11” *11”. Các bạn nên ép plastic hoặc tìm bìa trơn để khi tráo cho dễ ( theo MHD). Bạn cần ít nhất 100 tấm bìa .
2. Các bạn có thể in sẵn các chấm vào hình hoặc làm từng chấm rồi dán vào từng miếng bìa, số lượng chấm là 5,050 chấm để làm được 100 tấm bìa.
3. Một chiếc bút dạ to màu đỏ
Các chấm sử dụng nên là màu đỏ vì màu đỏ thu hút các bé hơn.
Một số gợi ý để làm card dễ hơn và ít nhầm lẫn:
1. Bắt đầu dán thẻ 100 trước rồi lui dần tới thẻ 1 chấm. Số càng lớn thì càng mệt và cần cẩn thận hơn nên dành lúc bắt đầu bạn sẽ thấy đỡ nản hơn
2. Đếm đủ số chấm trước khi dán vì vừa dán vừa đếm rất dễ nhầm
3. Viết số chấm vào 4 góc phía sau mỗi thẻ để khi xoay thẻ bạn vẫn dễ dàng nhìn thấy thẻ đó là bao nhiêu chấm
4. Không dán các chấm thành hình như tam giác, vòng tròn…
Dán chấm ngẫu nhiên từ tâm thẻ dần ra phía ngoài, không chồng lên nhau.
Hãy nhớ chừa ra 1 ít lề để khi bạn cầm không che mất chấm nào
I. Dụng cụ
Dụng cụ : 1 bộ dot card gồm 101 thẻ.
Cách làm: cắt 101 giấy bìa cứng kích thướt 11×11 inch dày 1mm (giấy định lượng 500g/m2). Cắt decal 5050 chấm đường kính 0.75 inch.
Cách dán: không được dán thẳng hàng, khoảng cách các chấm không được đều nhau. Dán từ trong ra ngoài.
II. Phương pháp dạy
0. Bắt đầu dạy trẻ từ 0-3 tháng.
Giai đoạn này bạn nên làm 1 bộ 14 thẻ decal đường kính 1,5 inch = 4cm. Dạy hết bộ thẻ này rồi chuyển sang bộ 101 thẻ đường kính 0.75 inch
1. Bắt đầu dạy trẻ từ 3-6 tháng
Nếu trẻ bắt đầu muộn hơn xin hãy đọc phần đúng độ tuổi của trẻ rồi quay lại đọc phần này.
Ngày đầu tiên: Soạn sẵn 10 thẻ từ 1-10. Cầm thẻ 1 lên vừa cho xem vừa đọc to rõ “một”. Xoay 1 cạnh tiếp tục đọc “một. Như vậy 1 thẻ trẻ sẽ được nghe 4 lần cho mỗi thẻ. Lần đầu tiên cho trẻ nhìn thẻ từ 1-10 theo đúng thứ tự. Các lần khác trong ngày không theo thứ tự. Mỗi ngày cho xem ít nhất là 3 lần.
Ngày thứ 2 đến ngày thứ 5: cũng cho trẻ nhìn từ 1-10 nhưng không theo thứ tự. Lưu ý là số ngày này không cố định. Khi cảm thấy trẻ không chú ý thì lập tức thay thẻ theo nguyên tắc dưới đây.
Ngày thứ 6: bỏ 2 thẻ 1 và 2, cho thêm 2 thẻ 11 và 12 vào. Lần đầu tiên cho nhìn theo thứ tự. Các lần khác trong ngày không theo thứ tự
Ngày thứ 7: bỏ 2 thẻ 3 và 4, cho thêm 2 thẻ 13 và 14 vào. Lần đầu tiên cho nhìn theo thứ tự. Các lần khác trong ngày không theo thứ tự
Tương tự như vậy đến ngày thứ 10: vẫn cho xem 10 thẻ từ 11 đến 20. Như vậy là ngày nào cũng cho xem 10 thẻ (bỏ 2 thẻ nhỏ thêm 2 thẻ lớn). Đồng thời bắt đầu cho xem phương trình. Bắt đầu bằng phép cộng. Một lần cho xem 3 phương trình ví dụ : 3+5=8, 10+6=16, 4+7=11. Mỗi ngày cho xem 3 lần ngay sau khi cho xem 10 thẻ. Ba lần cho xem các phương trình đều khác nhau. Như vậy 1 ngày trẻ sẽ được xem 10 thẻ và 9 phương trình. Cách cho xem phương trình như sau: cầm thẻ 3 lên đọc “ba”, bỏ thẻ 3 xuống đọc “cộng”, cầm thẻ 5 lên đọc “năm”, bỏ thẻ 5 xuống đọc “bằng” cầm thẻ 8 lên đọc “tám. Phép cộng chỉ nằm trong khoảng 20 thẻ đầu. Bạn đừng lo là hết phép tính . Chỉ với 20 thẻ bạn có tới 190 phép tính cộng. Lưu ý là không được xếp 3 phép cộng theo thứ tự lien tiếp như sau: 1+1=2, 1+2=3, 1+3=4 mà các phép cộng được xếp ngẫu nhiên. Có thể tham khảo các phép sau đây:
Ngày 11: 1+12=13, 4+5=9, 16+3=19. Các thẻ từ 13 đến 22.
Ngày 12: 2+9=11, 8+5=13, 10+9=19. Các thẻ từ 15 đến 24.
Ngày 13: 3+7=10, 1+5=6, 8+9=17. Các thẻ từ 17 đến 26.
Ngày 14: 3+9=11, 8+5=13, 10+9=19. Các thẻ từ 19 đến 28.
Ngày 15: 1+2=3, 4+16=20, 6+9=15. Các thẻ từ 21 đến 32.
Ngày 16: 2+16=18, 1+11=12, 2+3=5. Các thẻ từ 23 đến 34.
Ngày thứ 17: Khi trẻ đã học phép cộng được 1 tuần thì lập tức cho chuyển sang học phép trừ cũng tương tự phép cộng. Chỉ sử dụng 20 thẻ đầu tiên cho phép trừ.
Ngày thứ 24: Như vậy đến đây trẻ đã biết 48 thẻ và 2 phép cộng trừ đơn giản.Bây giờ bạn có thể cho học phép cộng hoặc trừ đến 48. Ví dụ 1 ngày cho coi 3 lần. Một lần 3 phép như sau:
20+4=24, 19+10=29, 40-10=30. Một ngày trẻ được xem 9 phương trình cả cộng cả trừ.
Làm tương tự trong 1 tuần.
Ngày thứ 31: Đến đây trẻ đã được giới thiệu đến thẻ 62. Lập tức chuyển qua phép nhân. Một ngày cho xem 3 lần, 1 lần 3 phép nhân ví dụ : 2×3=6, 5×6=30, 9×4=36.
Ngày thứ 38: Đến đây trẻ đã được giới thiệu đến thẻ 76. Lập tức chuyển qua phép chia chẵn (chú ý không được giới thiệu phép chia có dư). Một ngày cho xem 3 lần, 1 lần 3 phép chia ví dụ : 18/3=6, 72/8=9, 6/3=2.
Ngày thứ 45: Đến đây trẻ đã được giới thiệu đến thẻ 90. Bây giờ ta có thể dạy cả phép chia và phép nhân chung 1 ngày. Ví dụ như: 24/8=3, 3×5=15, 90/3=30.
Ngày thứ 50: Đến đây trẻ đã được giới thiệu đủ 100 thẻ. Đến đây bạn có thể dạy tất cả những gì bạn muốn. Tất cả các phép cộng trừ nhân chia sử dụng đến thẻ 100. Kể cả phép cộng hoặc nhân với 0. Bạn không cần phải giới thiệu lại các thẻ nữa. Mỗi ngày giới thiệu 9 phương trình. Chú ý đừng để thẻ nào lâu quá không xài.
2. Bắt đầu dạy trẻ từ 6-12 tháng
Nếu trẻ bắt đầu muộn hơn xin bỏ qua phần này và đọc phần tiếp theo.
Ở giai đoạn này trẻ đã bắt đầu có sở thích và sở ghét. Vì vậy việc dạy sẽ khó hơn từ 3-6 tháng. Bạn vẫn áp dụng trình tự giống như trẻ từ 3-6 tháng. Nếu trẻ không chú ý thì bạn bỏ bớt giai đoạn đọc 4 lần 1 thẻ. Bạn chỉ cần giơ 1 thẻ lên đọc một lần duy nhất. Tốc độ nhanh lên và số lần xem 1 ngày cũng nhiều hơn có thể là 4 hoặc 5 lần.
3. Bắt đầu dạy trẻ từ 12-24 tháng.
Nếu trẻ bắt đầu muộn hơn xin bỏ qua phần này và đọc phần tiếp theo.
Ở giai đoạn này trẻ cực kì hiếu động. Việc dạy sẽ khó hơn rất nhiều so với trẻ bắt đầu từ 3-12 tháng. Bạn vẫn áp dụng trình tự giống như trẻ từ 3-6 tháng. Nhưng giới thiệu 1 thẻ chỉ cần cho đọc 1 lần thay vì 4 lần. Một ngày chỉ nên học 7 thẻ (bỏ 2 thẻ cũ, thêm 2 thẻ mới). Bạn cũng phải kiên nhẫn hơn giai đoạn 6-12 tháng đó là 1 ngày phải cho trẻ xem ít nhất là 5 lần.
4. Bắt đầu dạy trẻ từ 24-30 tháng.
Nếu trẻ bắt đầu muộn hơn thì phương pháp này không còn thích hợp cho trẻ nữa. Bạn nên tìm phương pháp khác dạy sẽ tốt hơn.
Ở giai đoạn này trẻ muốn tự mình khám phá. Vì vậy việc dạy sẽ khó hơn rất nhiều so với trẻ bắt đầu từ 3-24 tháng. Bạn vẫn áp dụng trình tự giống như trẻ từ 3-6 tháng. Nhưng giới thiệu 1 thẻ chỉ cần cho đọc 1 lần thay vì 4 lần. Tốc độ phải nhanh (1 giây 1 thẻ). Một ngày chỉ giới thiệu 5 thẻ (bỏ 2 thẻ cũ thêm 2 thẻ mới). Bạn cũng phải kiên nhẫn hơn giai đoạn 6-12 tháng đó là 1 ngày phải cho trẻ xem ít nhất là 8 lần và tốt nhất là 10 lần.