GIỚI THIỆU CHUNG
Video
Hình ảnh Cở sở giáo dục chuyên biệt Biển Dương
Cở sở giáo dục chuyên biệt Biển Dương
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

Hotline - 0918.10.04.85
Hôm nay: 7 | Tất cả: 478,200
TRUNG TÂM BIỂN DƯƠNG
FANPAGE FACEBOOK
 
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
Quyết định điều gì cần thiết phải làm cho trẻ bị khiếm thính
Tin đăng ngày: 28/5/2015 - Xem: 3678
 

Không phải mọi trẻ khiếm thính là giống nhau. Nhưng tất cả trẻ khiếm thính đều cần được sự thương yêu, thông cảm và giúp đỡ để giao tiếp.

Mọi trẻ khiếm thính cần giúp đỡ khác nhau để giao tiếp, nên chọn cách tốt nhất cho trẻ. Chúng ta phải cải tiến các phương pháp để phù hợp với nhu cầu và hoàn cảnh địa phương nơi trẻ đang sống.

  -   Nếu trẻ chỉ khiếm thính một phần, đôi khi chúng ta cần giúp trẻ nghe rõ hơn để hiểu rõ tiếng nói và học nói.

  -   Trẻ bị khiếm thính hoàn toàn. Thường là không thể giúp trẻ nghe được nhưng nếu trẻ bị khiếm thính sau khi đã nói được, trẻ cần được giúp đỡ để biết cách nhìn miệng mọi người khi nói và để phát triển tiếng nói.

  -   Nếu trẻ bị khiếm thính bẩm sinh hoặc chưa bao giờ nghe tiếng nói. Việc học đọc môi và nói sẽ rất chậm và khó khăn hoặc sẽ thất bại. Chọn cách giao tiếp nào thích hợp nhất với trẻ trước tiên là qua nét mặt điệu bộ, tay cánh tay sau đó có thể kèm theo tranh ảnh, đọc viết đánh vần các chữ cái bằng tay, đọc môi.

  -   Nếu trẻ ở nơi đã có nhiều người khiếm thính và đã có ngôn ngữ ra hiệu, cách tốt nhất là yêu cầu người khiếm thính dạy trẻ và gia đình ngôn ngữ đó. Bằng cách này trẻ có thể giao tiếp với người khiếm thính khác cũng như là “nghe” được mọi người nói chuyện với nhau.

  -          Nếu trẻ ở nơi có ít người khiếm thính, nơi đó không có ngôn ngữ ra hiệu, thì việc học ngôn ngữ này không giúp ích được nhiều. Dạy trẻ nên kết hợp nhiều phương pháp dựa vào những dấu hiệu điệu bộ đã hình thành ở địa phương. Trẻ có thể dùng thêm tranh ảnh, sau đó nếu có thể là đọc và viết.

  -   Nên nhớ rằng hầu hết trẻ bị giảm khả năng nghe có thể học rất nhanh. Nhưng một vài trẻ bị tổn thương não kèm theo sẽ ảnh hưởng tới khả năng học hoặc khả năng kiểm soát tay, miệng, lưỡi. bạn cần liệt kê tất cả các cách giao tiếp mà phù hợp với trẻ như là giao tiếp bằng hình ảnh, vận động tay, mắt.

Một vài trẻ nghe rất tốt, nhưng không thể nói được. Một số trẻ bại não do không kiểm soát được miệng, lưỡi nên không nói được. Một số trẻ khác bị chậm phát triển tinh thần có thể rất chậm nói, hoặc không nói được. Cũng có thể trẻ rất thông minh nhưng vì lý do nào đó không biết nói. Với tất cả trẻ này, chúng ta cần tìm mọi biện pháp để giúp trẻ giao tiếp một cách thích hợp nhất.

ĐỂ GIÚP TRẺ NGHE TỐT HƠN

Nếu trẻ không khiếm thính hoàn toàn thì có thể giúp trẻ nghe tốt hơn:

  -   Nếu có điều kiện đưa trẻ đi khám chuyên khoa. Một số trẻ bị dị dạng ở ống tai hoặc các cấu trúc trong tai phẫu thuật để chữa các dị dạng này ít khi đưa lại các kết quả tốt. 

( Chú ý: khiếm thính do tổn thương não, phẫu thuật không giúp ích gì)

  -   Trẻ bị giảm khả năng nghe do nguyên nhân nhiễm trùng. Nếu được điều trị sớm, và tránh được nhiễm trùng tái phát thì trẻ sẽ nghe tốt hơn.

  -   Một số trẻ nghe tốt hơn khi dùng dụng cụ trợ giúp (là loại dụng cụ phóng đại âm thanh). “Máy trợ thính” giúp trẻ hiểu từ khá rõ rang để học nghe và nói. Vài trẻ máy này chỉ giúp ích nhận ra tiếng động chứ không thể phân biệt được từ nhưng cũng là rất tốt với trẻ nếu được dùng máy trợ thính từ 1 đến 2 tuổi.

Trợ giúp đơn giản nhất là khum bàn tay sau tai khi nghe. Hoặc là “loa nghe”. Bạn có thể làm bằng sừng trâu, bò, bìa cát tong, hộp. “Máy trợ thính” dùng pin nhưng máy này đắt và chỉ mang lại kết quả tốt khi được khám nghiệm, đo đạc cẩn thận trước khi dùng, đầu tai nghe phải thật vừa vặn với lỗ tai trẻ khi trẻ lớn, cần phải đổi cho phù hợp kích thước.

Chú ý: Nếu cho trẻ dùng máy trợ thính, phải đảm bảo là máy được bảo quản tốt, sạch, khô và phải có pin dự trữ hoặc biết chỗ để mua pin.

  -   Trẻ nhỏ bị nghe kém cần được giúp đỡ lắng nghe một cách cẩn thận và học cách phân biệt giữa các tiếng động. làm lại các tiếng động khác nhau động viên trẻ chú ý lắng nghe. Khi thấy trâu bò kêu, trẻ con khóc, hãy nói với trẻ “lắng nghe bò kêu”, hoặc “tiếng gì đây?”. Nếu trẻ trả lời hoặc chỉ đúng hướng phát ra tiếng kêu, hãy khen ngợi trẻ.

Bảo trẻ hãy tạo ra tiếng động như tiếng trống, chuông…và xem liệu trẻ có biết vận động hoặc nhảy múa theo nhạc, trống không.

Nên nói chuyện nhiều, hát cho trẻ nghe. Gọi tên các bộ phận của cơ thể và các thứ khác. Bảo trẻ sờ vào hoặc chỉ vào chúng. Khen khi trẻ làm các việc này. Thử nghiệm nhiều lần xem khoảng cách xa bao nhiêu và nói to như thế nào thì trẻ mới có thể nghe được. Bảo trẻ nhắc lại âm, từ bạn vừa nói. Cố gắng nói đủ to, rõ rang, đủ gần nhưng đừng hét vào tai trẻ.

Phương pháp dạy học khác:
Phương Pháp Tâm Vận Động (28/5/2015)
Quyết định điều gì cần thiết phải làm cho trẻ bị khiếm thính (28/5/2015)
Cách Dạy Trẻ Tự Kỷ Phát Triển Ngôn Ngữ và Khả Năng Giao Tiếp (28/5/2015)
Phương pháp dạy bé Dot Card đúng chuẩn (28/5/2015)
 
Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục Hòa Nhập Biển Dương
Cơ sở 1: Số 1 Ngõ 134 - Đường Nguyễn Thái Học - TP Vinh
Cơ sở 2: Số 12D Đại Lộ Lê Nin - Tp Vinh (Đối diện Viện Kiểm Soát Tỉnh)
Cơ sở 3: Số 13 - Đ. Ngư Hải - P Lê Mao - Tp Vinh - Nghệ An
Cơ sở 4: Số 135 Nguyễn Huy Tự - TP Hà Tĩnh
Cở sở 5: Yên Đình - Yên Sơn - Đô Lương - Nghệ An (Đối diện UBND xã Yên Sơn )
Hotline: 0918 10 04 85 - 0835 666 777
Email: [email protected] - Website: http://tretukythanhphovinh.com