CPTTT là một khiếm khuyết của sự phát triển trí não.Trẻ có hoạt động trí tuệ dưới mức trung bình,hạn chế về kỹ năng thích ứng và khuyết tật xuất hiện trước 18 tuổi.
Phân loại trẻ CPTTT thường dựa vào chỉ số thông minh IQ. Người có chỉ số thông minh từ 75 – 100 là người phát triển bình thường. Chỉ số thông minh IQ dưới 75 là người CPTTT, nếu chỉ số IQ 60 – 74 có thể theo học được các lớp hòa nhập trong trường phổ thông. Chỉ số thông minh IQ 40 – 60 mức độ chậm vừa có thể tham gia học tại các trường chuyên biệt dành cho trẻ CPTTT. Trẻ có chỉ số thông minh IQ dưới 40 mức độ CPTTT nặng có thể học các kỹ năng tự phục vụ bản thân.
NGUYÊN NHÂN
Nguyên nhân dẫn đến trẻ chậm phát triển trí tuệ thường do các yếu tố xảy ra trước khi sinh, trong khi sinh và sau khi sinh. Yếu tố nguy cơ trước sinh có thể do mẹ tiếp xúc hoá chất, thuốc trừ sâu, mẹ bị chấn thương, nhiễm virus (nhất là trong 3 tháng đầu), mẹ bị bệnh tuyến giáp trạng, tăng cân ít khi mang thai, bị nhiễm độc chì nặng...
Yếu tố nguy cơ trong sinh: Đẻ non dưới 37 tuần, cân nặng khi sinh thấp dưới 2.500gr, ngạt khi sinh, can thiệp sản khoa (dùng kẹp thai, hút thai...), vàng da nhân não... Yếu tố nguy cơ sau sinh: Chảy máu não - màng não, nhiễm khuẩn thần kinh (viêm não, viêm màng não), suy hô hấp nặng, chấn thương sọ não, co giật do sốt cao, động kinh...
CÁC ĐIỂM ĐẶC TRƯNG
Đặc trưng phát triển:
- Chậm PT vận động: trẻ chậm biết lật, ngồi, bò và đi đứng.
- Chậm biết nói hoặc khó khăn khi nói.
- Kém hiểu biết về các quy luật xã hội căn bản.
- Không ý thức được hậu quả về các hành vi của mình.
- Khó khăn khi tự phục vụ: tự ăn uống, vệ sinh cá nhân.
- Lăng xăng.
Đặc trưng về cảm giác, tri giác :
Cảm giác, tri giác trẻ CPTTT thường có 3 biểu hiện sau :
- Chậm chạp , ít linh hoạt.
- Phân biệt màu sắc, dấu hiệu, chi tiết sự vật kém
- Thiếu tính tích cực trong quan sát .
Đặc trưng về Tư duy :
- Trẻ CPTTT chủ yếu là hình thức tư duy cụ thể, do đó trẻ khó nhận biết các khái niệm
- Tư duy của trẻ thường biểu hiện tính không liên tục .
- Tư duy lôgíc kém .
- Tư duy trẻ còn thiếu tính nhận xét, phê phán.Khó khăn trong suy nghĩ hợp tình lý
Đặc trưng về trí nhớ:
- Chậm hiểu cái mới,quên nhanh cái vừa tiếp thu
- Quá trình ghi nhớ không bền vững, không đầy đủ
- Chỉ ghi nhớ được cái bên ngoài sự vật , khó ghi nhớ cái bên trong , cái khái quát .
Đặc trưng về chú ý :
- Khó tập trung , dễ bị phân tán .
- Không tập trung vào chi tiết ,chỉ tập trung các nét bên ngoài .
- Kém bền vững.
- Luôn luôn bị phân tán bởi các sự việc nhỏ.
- Thời gian chú ý của trẻ CPT-TT kém hơn nhiều trẻ bình thường
GIÁO DỤC TRẺ CPPTT
Khi phát hiện trẻ bị chậm phát triển trí tuệ cần can thiệp toàn diện phục hồi chức năng để kích thích sự phát triển về vận động thô, kỹ năng giao tiếp và phát triển trí tuệ.
Các biện pháp can thiệp sớm gồm: Ngôn ngữ trị liệu, vận động, giáo dục mầm non, dùng thuốc... Trẻ cần được khám đánh giá về sự phát triển vận động, giao tiếp ngôn ngữ, trí tuệ... thường quy 6 tháng/lần tại các khoa phục hồi chức năng hoặc các trường chuyên biệt tại địa phương.
Yêu cầu đối với giáo viên dạy trẻ CPTTT:
Có đủ 3 chữ H: Heart- Head- Hand
+Một trái tim nóng bỏng đầy nhiệt huyết.
+Một cái đầu lạnh với những tri thức chuyên môn cứng cỏi.
+Một đôi bàn tay khéo léo để vận dụng vào thực tế và cải tạo môi trường phù hợp.
Yêu cầu đối với Cha mẹ và giáo viên
Cần phải lưu ý các điểm sau:
+ Chia nhiệm vụ học tập ra từng bước nhỏ (Theo giáo trình từng bước nhỏ một).
+ Nhắc đi nhắc lại nhiều lần.
+ Phân phối thời gian học tập, vui chơi hợp lý
Sử dụng tổng hợp và triệt để các phương pháp:
+ Sử dụng triệt để các giáo cụ trực quan: Sử dụng vật thật , mô hình , tranh ảnh , hình vẽ..
+ Phương pháp làm mẫu
+ Phương pháp dùng lời, đàm thoại
+ Phương pháp nhắc đi nhắc lại nhiều lần
+ Phương pháp động viên khuyến khích
+ Cho trẻ thực hành trong điều kiện thực tế
+ Cho trẻ vận dụng kiến thức vừa học được vào vui chơi,thi đua
+ Phối hợp nhiều phương pháp tác động lên nhiều giác quan của trẻ
+ Phương pháp chăm sóc cá biệt
+ Kế hoạch giảng dạy phù hợp với đặc điểm riêng của từng trẻ
+ Giảng dạy mọi lúc ,mọi nơi
+ Phải kết hợp giáo dục giữa gia đình và nhà trường