GIỚI THIỆU CHUNG
Video
Hình ảnh Cở sở giáo dục chuyên biệt Biển Dương
Cở sở giáo dục chuyên biệt Biển Dương
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

Hotline - 0918.10.04.85
Hôm nay: 298 | Tất cả: 478,173
TRUNG TÂM BIỂN DƯƠNG
FANPAGE FACEBOOK
 
PHỤ HUYNH > TƯ VẤN TRẺ TỰ KỶ
Những dấu hiệu bộc lộ của trẻ bị tự kỷ
Tin đăng ngày: 28/5/2015 - Xem: 4600
 

Trẻ tự kỷ được nhiều người mêu tả như là một thế giới riêng, trong thế giới riêng đó, trẻ thể hiện những quan điểm, những tư tưởng, những cách thức hoạt động riêng. Tất cả những dấu hiệu bộc lộ ra bên ngoài, những dấu hiệu về hành vi, dấu hiệu về cảm xúc, dấu hiệu về cách thức thực hiện các hoạt động như là những nỗ lực để con thể hiện nhu cầu và mong muốn của bản thân.

Không phải tất cả các trẻ tự kỷ đều bộc lộ ra hết tất cả các dấu hiệu này, hay nói cách khách tất cả trẻ tự kỷ đều không giống nhau, mỗi con có những đặc điểm riêng, những cách bộc lộ ra bên ngoài các hành vi, đặc điểm riêng. Tuy nhiên các dấu hiệu sau đây, có thể nói là tương đối phổ biến ở các trẻ tự kỷ. Phụ huynh có thể quan sát và nếu thấy một trong những biểu hiện sau xuất hiện nhiều và lặp đi lặp ại ở trẻ, thì đó có thể là những dấu hiệu của một trẻ có những biểu hiện tự kỷ cần được theo dõi, đánh giá.

Upload

 Nhận biết trẻ tự kỷ

Khi thấy con ngoan ngoãn, đặt đâu ngồi đó, bạn cũng đừng vội mừng. Có thể bé đang mắc phải căn bệnh tự kỷ đấy!

“Bin ngoan, tự múc cháo ăn nhé. Mẹ lên lầu thay đồ một lát rồi sẽ xuống với Bin”. Tôi đặt bát cháo thịt thơm phức xuống bàn rồi đưa cho Bin chiếc thìa.

“Xoảng”, chiếc bát bị gạt phắt xuống đất, vỡ toang. Không để ý đến sự giận dữ của tôi, Bin cứ gõ thìa xuống mặt bàn rồi cười một cách vô hồn. Lúc này, tôi mới nhớ đến lời cô giáo: “Bin lạ lắm, rất ít nói và chỉ thích chơi một mình, không cho ai chơi cùng”.

Lo lắng, chị Thu Hà, ngụ tại quận 6, TP.HCM, đưa con đến bệnh viện kiểm tra. Bác sĩ cho biết con chị đang có triệu chứng của bệnh tự kỷ.

Bệnh tự kỷ là gì?
Tự kỷ là chứng rối loạn phát triển, bắt đầu ở trẻ nhỏ và có thể kéo dài đến suốt đời. Hiện vẫn chưa có lý giải khoa học chính xác, đầy đủ về nguyên nhân gây bệnh.

Từ 0 đến 12 tháng tuổi, có những trẻ rất hiền, bố mẹ đặt đâu ngồi yên đấy. Cũng có bé cộc tính, phản ứng quyết liệt khi người khác động vào đồ đạc hay bắt bé làm điều không thích.

Theo chuyên viên tư vấn Ngô xuân Điệp, khoa Tâm lý, Bệnh viện Nhi đồng II, TP.HCM, nguyên nhân gây ra căn bệnh này chưa được xác định rõ. Tuy nhiên, nguyên nhân sinh học nhận được nhiều sự ủng hộ nhất. Theo đó, bệnh có nguyên nhân từ sự rối loạn chức năng não.

Cũng có giả thuyết cho rằng, căn bệnh tự kỷ của trẻ là kết quả của việc người mẹ bị sốt hay mắc bệnh trong thời kỳ mang thai. Ngoài ra, cũng không loại trừ trường hợp bé sinh non, ngạt thở khi sinh hay bị suy hô hấp sau sinh.

Yếu tố môi trường cũng là một nguyên nhân đáng chú ý. Môi trường ô nhiễm, lối sống kín cổng cao tường, sự thiếu quan tâm tới con cái đều có thể dẫn đến căn bệnh tự kỷ ở trẻ. Người ta cũng nhận thấy ở trẻ ăn nhiều cá biển, có cha mẹ hoặc người thân bị tự kỷ, khả năng mắc bệnh sẽ rất lớn.

Tự kỷ = bất thường
Bố mẹ nên gần gũi và quan tâm, giải tỏa trầm cảm, mọi lo âu cho con
Những biểu hiện như: cục tính, thờ ơ, im lặng trước lời la mắng, thích chơi một mình, cười một mình… là dấu hiệu thường thấy ở trẻ bị tự kỷ. Những trẻ này ít khi biểu lộ cảm xúc, luôn sống trong thế giới riêng của mình.

Các bé không muốn giao tiếp, không để ý tới xung quanh và chậm nói. Có bé thậm chí không nói được. Nếu đến 16 tháng tuổi mà trẻ chưa nói được từ đơn, 18 tháng tuổi chưa nói được từ kép, bố mẹ cần đưa trẻ đi khám toàn diện để kịp thời phát hiện bệnh.

Hãy chú ý đến bất cứ biểu hiện khác thường nào ở trẻ, chẳng hạn như khi được 10-12 tháng tuổi mà trẻ thờ ơ khi bú, không cười, không đòi hỏi chăm sóc khi đói, khi no, không có thái độ lạ người…

Từ 2 đến 3 tuổi, biểu hiện bệnh sẽ rõ hơn. Trẻ chỉ chơi với những đồ chơi quen thuộc hoặc xem đi xem lại cái điều khiển ti-vi.

Đến tuổi đi học, các bé thường tự tách mình ra khỏi bạn bè, thầy cô.

Bố mẹ có thể làm gì?
Trẻ tự kỷ thường chậm phát triển về trí tuệ, không có khả năng học tập, sinh hoạt như trẻ đồng trang lứa. 30% trẻ tự kỷ không có khả năng nói, hầu hết là chậm nói, nói không rõ.

Nếu bệnh nặng, không được chữa trị kịp thời sẽ dẫn tới bệnh thần kinh. Đây là căn bệnh khó chữa khỏi hoàn toàn nhưng nếu được can thiệp sớm, trẻ vẫn có thể phát triển tốt.
Là người gần gũi và quan trọng nhất với trẻ, bạn nên tạo cơ hội cho con vận động, giải tỏa trầm cảm, lo âu… cho con.
Hãy cùng bé chơi những trò chơi mới lạ, kể cho bé nghe nhiều câu chuyện ngộ nghĩnh về thế giới xung quanh.
Tránh tâm lý căng thẳng cho bé trong mọi tình huống. Đừng bao giờ để bé chứng kiến những cuộc chiến tranh lạnh của cha mẹ vì việc đó sẽ làm cho bệnh của bé tăng lên.

Hiện nay, với biện pháp can thiệp sớm, các bác sĩ sẽ tiến hành điều trị đặc biệt bằng phương pháp kết hợp y tế, giáo dục, tâm lý học… Sự kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường sẽ tạo cơ hội cho các bé hòa nhập cộng đồng, phát triển bình thường.

Phụ huynh khác:
Khoá tập huấn "Chiến lược phát triển giao tiếp, ngôn ngữ và nhận thức cho trẻ có nhu cầu đặc biệt" (6/5/2019)
Phát hiện hôi chứng tự kỷ (28/5/2015)
Những dấu hiệu bộc lộ của trẻ bị tự kỷ (28/5/2015)
Làm Thế Nào Để Giúp và Điều Trị Trẻ Bị Tự Kỷ (28/5/2015)
Tự kỷ - 10 lời khuyên cùng cha mẹ (28/5/2015)
Những Dấu Hiệu Nhận Biết (28/5/2015)
Chậm phát triển trí tuệ - nguyên nhân – đặc điểm (28/5/2015)
Thông tin dành cho Phụ huynh có Con mắc chứng Tự kỷ (22/10/2013)
 
Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục Hòa Nhập Biển Dương
Cơ sở 1: Số 1 Ngõ 134 - Đường Nguyễn Thái Học - TP Vinh
Cơ sở 2: Số 12D Đại Lộ Lê Nin - Tp Vinh (Đối diện Viện Kiểm Soát Tỉnh)
Cơ sở 3: Số 13 - Đ. Ngư Hải - P Lê Mao - Tp Vinh - Nghệ An
Cơ sở 4: Số 135 Nguyễn Huy Tự - TP Hà Tĩnh
Cở sở 5: Yên Đình - Yên Sơn - Đô Lương - Nghệ An (Đối diện UBND xã Yên Sơn )
Hotline: 0918 10 04 85 - 0835 666 777
Email: [email protected] - Website: http://tretukythanhphovinh.com