Làm thế nào để nhận biết các dấu hiệu sớm của bệnh tự kỷ nơi trẻ. Đã từng có giả thuyết cho rằng đứa trẻ sinh ra đời mắc chứng tự kỷ là do cách chăm sóc trẻ của cha mẹ. Đó là cách lý giải sai lầm và thiếu căn cứ khoa học ngay cả ở bác sỹ và những người chuyên môn khác . Thực sự trẻ mắc chứng tự kỷ đã có những khuyết tật bẩm sinh có liên quan tới bộ não, ở giai đoạn đầu đời ở trẻ đã sớm có những dấu hiệu mà ta thiếu kinh nghiệm nhận biết sớm.
Bởi nhiều lý do và hoàn cảnh khác nhau ở nhiều gia đình thường chỉ chú trọng đến việc bồi dưỡng sức khỏe thể chất, thiếu thông tin để quan tâm nhiều hơn tới sức khỏe tâm thần cho trẻ. Tài liệu trên đây giúp cho các bậc cha mẹ một số hiểu biết nhất định, đặc biệt với cha mẹ trẻ vừa sinh con đầu lòng. (Lược dịch nội dung bởi TrungNguyen)
Bước 1: Đặc biệt chú ý khi bé biết bập bẹ, bắt đầu từ khoảng 5 tháng tuổi.
Bước 2: Cần theo dõi ánh mắt trẻ vào khoảng 6 -9 tháng tuổi, khi ấy trẻ thường biết dùng ánh mắt và cười để đáp lại những nụ cười của cha mẹ. Trẻ tự kỷ có xu hướng lãng tránh, ánh mắt không nhìn thẳng vào mắt cha mẹ
Bước 3: Nếu em bé của bạn biết phát âm, hãy nói tiếng như trẻ để đáp lại và xem dấu hiệu đối đáp ở trẻ. Trẻ tự kỷ thường không tham gia vào việc này lần lượt bằng lời nói, và cũng không thể tham gia ú.. oà với cha mẹ.
Bước 4: Lưu ý con bạn có (hoặc không) phản ứng khi được gọi tên, Trẻ bắt đầu làm như vậy bắt đầu từ khoảng 10 tháng. Trẻ tự kỷ thường không đếm xỉa những người đang cố gắng để có được sự chú ý và không thu hút sự chú ý của bất cứ ai khác. Nếu con bạn lờ đi bạn khi bạn gọi tên của trẻ, cần được kiểm tra tai (thính giác). Có thể do trẻ bị khiếm thính.
Bước 5: Lưu ý hành vi của trẻ vào khoảng 12 tháng tuổi. Bởi vào thời điểm này hầu hết các em bé hay chỉ trỏ, vẫy tay, nắm vật dụng và cố gắng để nói chuyện.
Bước 6: Lượng định về tính nhạy cảm với âm thanh và tiếp xúc trực tiếp. Nhiều trẻ em mắc chứng tự kỷ thường nhạy cảm với tiếng ồn, âm thanh lớn và ghét ôm ấp hoặc bị chạm vào người; trái lại đôi khi kém phản ứng với sự đau đớn.
Bước 7: Trẻ tự kỷ có xu hướng nhìn chằm chằm vào một đối tượng yêu thích, hoặc chăm chú một phần của một đối tượng mà không thèm để ý tới những người xung quanh, kể cả có đứa các trẻ khác đứng bên cạnh.
Bước 8: Hãy lưu tâm đến hành động, động tác lặp đi lặp lại liên quan với chứng tự kỷ, chẳng hạn như ngồi bật người tới lui, thường ve vẫy tay, và thân thể xoay vòng đi xoay tròn .
Bước 9: Xem cách sắp xếp các đồ vật theo những cách riêng của trẻ. Trẻ em mắc chứng tự kỷ thường thể hiện sức đề kháng mạnh mẽ với những thay đổi các thói quen của trẻ, không thích thay đổi những “trật tự” riêng.
Bước 10:Theo dõi các từ vựng của trẻ ~18 tháng tuổi, hầu hết các em bé có thể nói được hàng chục từ, và khoảng hai năm tuổi, trẻ thường bắt đầu biết ghép các từ.
Bước 11: Đừng bỏ qua tính thoái lui. Một số trẻ tự kỷ có vẻ phát triển bình thường cho đến khi 18 - 24 tháng tuổi, nhưng sau đó dừng lại hoặc tụt lùi, suy giảm khả năng phát âm và cũng giảm tăng trưởng ở các mặt khác.
Hãy sớm tham khảo ý kiến bác sĩ nhi khoa của bạn khi thấy trẻ sút giảm phát triển các khả năng hoặc chúng thể hiện bất kỳ hành vi nào mà chúng ta vừa thảo luận ở trên.